Câu hỏi thường gặp về sơn chống thấm

1. Sơn chống thấm là gì?

Trả lời: Sơn chống thấm là một loại sơn được thiết kế đặc biệt để tạo ra một lớp bảo vệ chống thấm cho bề mặt được sơn. Nó được sử dụng để ngăn chặn sự thâm nhập của nước hoặc ẩm vào bề mặt và bảo vệ công trình khỏi các vấn đề liên quan đến độ ẩm, nước và mục.

Sơn chống thấm có khả năng tạo ra một lớp màng chịu nước hoặc kín nước trên bề mặt. Các thành phần chống thấm trong sơn có thể bao gồm chất chống nứt, chất chống thấm nước, chất chống mục, và các chất phụ gia khác để cung cấp tính năng chống thấm tốt hơn.

Công dụng của sơn chống thấm là ngăn chặn sự thấm nước và ẩm vào bề mặt, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của mốc, rêu và vi khuẩn, bảo vệ cấu trúc khỏi tác động của nước và độ ẩm, và gia tăng độ bền và tuổi thọ của bề mặt sơn.

Sơn chống thấm thường được sử dụng trên các bề mặt như bề mặt bê tông, xi măng, gạch, gỗ, kim loại, mái nhà, tường, sàn nhà, hồ bơi và các công trình xây dựng khác mà cần đảm bảo tính chống thấm.

2. Có nên sơn chống thấm không?

Trả lời: Sơn chống thấm được mệnh danh là lớp “áo giáp” bảo vệ cho ngôi nhà của bạn, giúp giảm thiểu các hiện tượng thấm dột, rêu mốc, kiềm hóa trên các bề mặt nhất là các công trình ngoại thất như ban công, tường nhà,… Ngoài ra còn lấp những vết nứt, tạo độ láng mịn cho bề mặt sàn, tường khi nhìn vào.

Bởi vậy, với những bề mặt thường xuyên tiếp xúc và đọng nước, việc sử dụng sơn chống thấm rất cần thiết.

3. Sơn chống thấm bao lâu thì khô?

Trả lời: Tuỳ vào từng loại sơn cũng như các yếu tố tác động: độ ẩm, nhiệt độ, môi trường, bề mặt công trình cũ hay mới… mà thời gian lớp sơn chống thấm khô sẽ có sự chênh lệch.

Nhưng xét trong các điều kiện thông thường, thời gian sơn chống thấm khô bề mặt sẽ khoảng 30 – 60 phút và để khô hoàn toàn mất từ 3 – 4 giờ. Trong điều kiện thời tiết, môi trường không thuận lợi (ẩm thấp, bề mặt tường cũ) thời gian để sơn khô hoàn toàn có thể kéo dài từ nửa ngày đến một ngày.

4. Làm sao để lựa chọn sơn chống thấm phù hợp?

Trả lời: Việc lựa chọn loại sơn chống thấm phụ thuộc vào bề mặt cần được bảo vệ. Ví dụ: sơn chống thấm cho bề mặt bê tông sẽ khác sơn chống thấm cho bề mặt gạch hoặc gỗ.

Xem xét yếu tố như môi trường sử dụng, tình trạng bề mặt hiện tại, khả năng chống nứt, khả năng chịu nước, độ bền và yêu cầu công việc.

Nếu bạn không chắc chắn, tốt nhất là tham khảo ý kiến của nhà sản xuất sơn hoặc chuyên gia trong lĩnh vực này.

sơn chống thấm trộn xi măng

5. Sơn chống thấm có màu gì?

Trả lời: Nhiều người cho rằng sơn chống thấm có màu sắc đa dạng như sơn nội ngoại thất bình thường nhưng thực tế không phải vậy. Chất liệu chống thấm thường là hóa chất dạng lỏng, không màu, khi bạn pha với xi măng trắng thì sẽ có màu trắng, khi pha với xi măng xám thì sẽ có màu xám chứ không có màu sắc đa dạng.

Tuy nhiên, trên thị trường có những dòng sơn chống thấm cao cấp như Sơn chống thấm màu cao cấp ZCT – 02 của nhà  Z#Plus được sản xuất với công nghệ hiện đại của Nhật Bản hiện đang rất được phổ biến

sơn chống thấm màu cao cấp

6. Sơn dầu có chống thấm được không?

Trả lời: Sơn dầu thường được sử dụng trên các bề mặt gỗ, kim loại để bảo vệ trong các điều kiện khắc nghiệt; nhưng đối với sơn chống thấm bên ngoài hay  sơn chống thấm trong nhà tốt thì sơn gốc dầu không nên sử dụng làm sơn chống thấm những nhược điểm sau:

  • Độ bền thấp: Nhanh bong tróc sau một thời gian dài sử dụng trong khi lớp sơn chống thấm thường ưu tiên độ bền.
  • Mùi khó chịu: Sơn dầu thường có mùi khó chịu hơn so với loại sơn khác.

Sơn dầu có thể sử dụng làm lớp sơn lót kháng kiềm, chống rêu mốc tuyệt hảo với công trình yêu cầu sơn tường ngoại thất có độ bền cao.

Với 2 nhược điểm lớn trên hy vọng bạn sẽ trả lời được câu hỏi Sơn dầu có chống thấm được không và đưa ra cho mình sự lựa chọn tối ưu nhất với sản phẩm sơn chống thấm chuyên dụng của  Z#Plus

7. Sơn chống thấm giá bao nhiêu? Báo giá sơn chống thấm?

Trả lời: Để được tư vấn nhanh – tận tình – chu đáo và có được báo giá sơn chống thấm chính xác nhất, bạn có thể liên hệ với các đại lý Sơn Z#Plus theo đường dẫn sau đây: https://zpaint.vn/cskh/map/

8. Những sai lầm kinh điển khi thực hiện sơn chống thấm

Trả lời:

Sai lầm thứ 1: Chỉ chống thấm những nơi ẩm ướt như vệ sinh, khu trồng cây, hồ bơi.

Việc thấm dột có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong ngôi nhà của chúng ta.Đa phần bởi tác động từ môi trường: ẩm thấp, nắng gắt, mưa… luôn đánh vào những yếu điểu trong cấu trúc. Vì vậy, những nơi tiếp xúc nhiều với môi trường như tường ngoài, sàn mái, mặt tiền mặt hậu … là những nơi cần ưu tiên thi công chống thấm. Việc chống thấm là biện pháp hiệu quả và tiết kiệm nhất gia tăng tuổi thọ công trình.

Sai lầm thứ 2: Sau khi loại bỏ lớp sơn cũ là có thể tiến hành chống thấm ngay.

Không chỉ riêng thi công sơn chống thấm tường mà với bất cứ lớp sơn nào, Z#Plus Việt Nam luôn khuyến cáo bạn nên giữ cho bề mặt tường không chỉ sạch, mà còn khô và ổn định với những tiêu chí rõ ràng trong thang đo.

Sai lầm thứ 3: Thấm ở đâu chống ở đấy để tiết kiệm.

GIây phút bạn nhìn thấy vết thấm ẩm tường cũng đồng nghĩa với việc tường nhà bạn đã bị thấm, ẩm từ trước đó lâu rồi. Điều này dẫn đến dù có khắc phục với việc chống thấm thì cấu trúc tường hay thậm chí bê tông cốt thép đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi đó hiệu quả của thi công chống thấm cũng giảm đi đáng kể, vất vả và tốn kém hơn rất nhiều.

Sai lầm thứ 4: Tôi đã thi công sơn chống thấm nên nhà tôi chẳng bao giờ phải lo thấm nữa.

Thế giới này không có gì là vĩnh cửu và lớp sơn chống thấm của bạn cũng vậy. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm trước những tác động của thời tiết nhưng những vấn đề khác như co ngót của bê tông có thể khiến lớp sơn chống thấm không còn được như ngày đầu. Vì vậy bạn nên kiểm tra định kỳ ngôi nhà của mình, nhất là trước mùa mưa bão hay nồm ẩm nhé.

Trên đây là những gì 511 muốn chia sẻ đến các bạn. Mong quý khách hàng có thể lựa chọn được dòng sơn chống thấm phù hợp với căn nhà của mình. Cảm ơn các bạn đã quan tâm!

Kết nối với chúng tôi tại Fanpage 511: https://www.facebook.com/Sonnuoc511

Xem thêm các sản phẩm Sơn chống : https://zpaint.vn/danh-muc-san-pham/son-chong-tham/

 

Trả lời

/* Loading form */